Di chỉ khảo cổ Delphi nằm ở thị trấn Delphi, vùng núi Pho-cis (nay thuộc vùng Boeotia và Phthiotia), miền Trung Hy Lạp, được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Năm 1987, UNESCO đã công nhận Di chỉ khảo cổ Delphi của Hy Lạp là Di sản Văn hóa Thế giới
Di chỉ khảo cổ Delphi nằm ở thị trấn Delphi, vùng núi Pho-cis (nay thuộc vùng Boeotia và Phthiotia), miền Trung Hy Lạp, được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Năm 1987, UNESCO đã công nhận Di chỉ khảo cổ Delphi của Hy Lạp là Di sản Văn hóa Thế giới
Quần thể di tích kiến trúc cổ này nằm ở độ cao khoảng 500-700m so với mặt nước biển, phía trên là vách núi đá Phaidriades, bên dưới là dòng suối Kas-taliam. Trong khu di chỉ khảo cổ học rộng lớn, đền thờ thần Apollo là địa điểm quan trọng nhất, mọi công trình kiến trúc và nghệ thuật trong quần thể di tích đều tập trung vào chủ đề tôn thờ thần Apolo - người con của thần mặt trời, một vị thánh tối cao mà người Hy Lạp cổ đại luôn tôn vinh là thần ánh sáng, thần thi ca, thần âm nhạc, thần tiên tri và là vị thần đẹp nhất, sức mạnh nhất, hiện thân cho lý tưởng cao cả của người Hy Lạp cổ đại…
Di chỉ khảo cổ Delphi nằm ở thị trấn Delphi, vùng núi Pho-cis (nay thuộc vùng Boeotia và Phthiotia), miền Trung Hy Lạp được Di sản Văn hóa Thế giới năm 1987.
Tại đây, để kỉ niệm việc thần Apollo giết chết con long xà khổng lồ Python trong truyền thuyết, người ta tổ chức thi điền kinh 4 năm một lần để vinh danh thần Apollo vĩ đại. Vai trò của đền thờ được nhấn mạnh và phối hợp hài hòa với các loại hình kiến trúc công cộng. Đó là hai hình thái kiến trúc gồm Agora - những công trình mang tính dân dụng và Acropolis - quần thể kiến trúc với nhiều đền đài thường được xây cất trên những khu đất cao (đồi, núi). Agora là những trung tâm chính trị, thương mại của thành phố bao gồm quảng trường, chợ, sảnh hội họp, sảnh hội đồng và phòng hội đồng. Thời kì đầu, các Agora thường không có hình dạng cụ thể, bố cục tự do nhưng từ cuối thế kỷ IV trước Công nguyên trở đi thì có hình dáng cụ thể. Được vây quanh bằng hàng cột thức 2 tầng.
Theo tư liệu cổ, vào thời kỳ nền văn minh Mycenaean ở Hy Lạp, nữ thần của trái đất được tôn thờ tại một vùng nhỏ của Delphi và từ đó việc xây dựng các đền thờ thần cũng bắt đầu phát triển từ thế kỷ VIII trước Công nguyên tại khu vực này. Ngôi đền đầu tiên được xây dựng tại đây là đền thờ thần Apollo. Dưới thời đại Hoàng đế Amphictyony, đền thờ này vẫn tiếp tục được xây dựng sau cuộc Thánh chiến lần thứ nhất. Đến thế kỷ III trước Công nguyên, đền thần Apollo bị Hoàng đế Aetolians cướp và thống trị. Đến năm 191 trước Công nguyên, đền lại bị các đội quân La Mã chiếm đóng. Khách thập phương mang lễ vật quí giá tới dâng lên thần Apollo ngày càng đông, vàng ngọc châu báu ùn ùn đổ về cất trong kho khiến ngôi đền này trở thành kho báu nơi trần thế. Chính vì lý do đó, ngôi đền bị cướp bóc rồi sụp đổ, hoang tàn. Thậm chí chiến tranh đã nổ ra chỉ vì tin đồn về kho báu trong ngôi đền.
Đền thờ Delphi được xây dựng sau đó, ngôi đền này là nơi thờ cúng quan trọng nhất và là đền thờ chung của các thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, dễ hiểu việc Delphi được sùng kính khắp cõi Hy Lạp, là nơi đặt hòn đá Omphalos - biểu tượng của trung tâm của vũ trụ. Delphi cũng đã từng là trung tâm tôn giáo của Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Tại đây có một quảng trường tròn ngoạn mục bằng đá với những di tích của thánh đường lớn nhất để thờ phụng thần Apollo.
Delphi là ngôi đền thờ thần Apollo quan trọng bậc nhất của người Hy Lạp cổ đại.
Phía trên ngôi đền có một nhà hát, một sân vận động và một đấu trường ở gần suối Castalic, tất cả đều phục vụ cho các cuộc thi đấu Pythian trên toàn cõi Hy Lạp cổ đại. Phía bên kia suối là thánh đường Athéna Pronaia mà toà nhà nổi tiếng nhất là nhà tròn cẩm thạch Tholos xây dựng vào đầu thế kỷ thứ IV trước Công nguyên. Trên cao nguyên, phía bên trên giáo đường có một đô thị. Rất tiếc là Di tích này đã bị phá hủy do nó nằm ở tâm địa của một trận động đất vào năm 1981, cộng thêm điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di tích. Bên cạnh đó, do lượng khách du lịch tới đông nên đá ở các di tích bị mòn nhanh chóng, chính quyền Delphi phải quy định hành trình vào thăm, bắt buộc du khách phải đi vòng qua các ngôi đền để tránh ảnh hưởng đến các di tích.
Ngày nay, những đống đổ nát của khu đền thờ Delphi là di chỉ khảo cổ học Delphi, được các chuyên gia khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1893. Ngay lập tức, di chỉ này trở thành một trong những di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tại Hy Lạp và thế giới. Hàng năm, các đoàn chuyên gia khảo cổ từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, sau khi được phát hiện, nhằm phục vụ công tác khảo cổ tái hiện lại hình ảnh lịch sử được tốt nhất, các nhà khảo cổ đã di dời ngôi làng Kastri đến một vị trí khác không đúng với vị trí thực tế khi xưa và điều này đã gây ra một số thiệt hại cho các di chỉ khảo cổ Delphi bởi bị mất đi tính nguyên gốc.
Toàn cảnh Di chỉ khảo cổ Delphi nhìn từ trên cao.
Trước khi Delphi được ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới, Ủy ban Di sản Thế giới có yêu cầu bãi bỏ kế hoạch xây dựng một nhà máy nhôm ở gần đó. Chính quyền Hy Lạp đã đáp ứng yêu cầu đó và di chuyển nhà máy này cách xa Delphi 55km. Những di chỉ còn sót lại của quảng trường Delphi rất có giá trị về mặt lịch sử, đã và đang được các nhà khảo cổ học tích cực khai quật để tìm ra câu trả lời về một thời kỳ lịch sử phát triển của Hy Lạp.
Ngày nay, Delphi không những là một di chỉ khảo cổ học có giá trị mà còn là điểm du lịch nổi tiếng của Hy Lạp. Di sản văn hóa này có tên trong danh sách những điểm thăm quan đẹp nhất thế giới.
Thu Hà