Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

24/05/2017 00:00 369
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Hai nghiên cứu tầm cỡ quốc tế do đại học Toronto dẫn đầu đã đưa ra một kịch bản mới về khởi nguồn lịch sử loài người.

Hai nghiên cứu tầm cỡ quốc tế do đại học Toronto dẫn đầu đã đưa ra một kịch bản mới về khởi nguồn lịch sử loài người.

Các nhà nhân chủng học đều nhất trí rằng tinh tinh là họ hàng gần nhất của con người. Tuy nhiên, tổ tiên chung cuối cùng của người-tinh tinh sống ở đâu thì vẫn chưa thống nhất.

Các nhà nghiên cứu tại Balkans mới phát hiện hóa thạch 7,2 triệu năm tuổi. Họ tin rằng đây là những hóa thạch của người tiền sử.

Phát hiện này gây chấn động vì nó đưa ra giả thuyết rằng sự phân chia loài người có thể bắt nguồn từ phía đông Địa Trung Hải, chứ không phải từ châu Phi như chúng ta vẫn giả định từ trước tới giờ.

1

Các nhà khoa học đã phân tích hai mẫu vật của bộ xương Graecopithecus freybergi - một hàm răng dưới phát hiện ở Pyrgos Vassilissis (Hy Lạp) và một răng cối nhỏ (răng giữa răng nanh và răng hàm/răng số 4) hàm trên phát hiện ở Azmaka, Bulgary. Họ tin rằng các hóa thạch này là của người tiền sử.

Cho đến tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn giả định rằng khỉ đột và người bắt đầu phân chia từ 5-7 triệu năm trước và người tiền sử đầu tiên phát triển tại châu Phi.

Nhưng hai nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế do đại học Toronto đứng đầu đã đưa ra một kịch bản mới về khởi thủy của loài người.

Nhóm này phân tích hai mẫu vật đã biết của bộ xương Graecopithecus freybergi - một hàm răng dưới phát hiện ở Pyrgos Vassilissis (Hy Lạp) và một răng cối nhỏ (răng giữa răng nanh và răng hàm/răng số 4) hàm trên phát hiện ở Azmaka, Bulgary.

Sau khi quét trên máy tính, họ có thể nhìn thấy cấu trúc bên trong của hóa thạch và chứng tỏ những mẫu răng có chung nguồn gốc.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Madelaine Böhme, cho biết: "Trong khi tổ tiên của khỉ đột chia làm 2 đến 3 loài riêng rẽ, thì Graecopithecus lại có tổ tiên chung. Đây là một đặc tính của loài người hiện đại, người nguyên thủy và một số người tiền sử bao gồm Ardipithecus và Australopithecus.

2

Sau khi quét trên máy tính, các nhà khoa học có thể nhìn thấy cấu trúc bên trong của hóa thạch và chứng tỏ những mẫu răng có chung nguồn gốc.

Các nhà khoa học đã đặt tên mẫu vật hàm dưới là 'El Graeco", và hàm này có đặc điểm nguồn gốc phụ, cho thấy Graecopithecus freybergi có thể thuộc về nhánh người tiền sử.

Ông Jochen Fuss, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi rất bất ngờ trước kết quả đó, vì trước đây chúng ta đều cho rằng người tiền sử có nguồn gốc từ Sahara ở châu Phi."

Phân tích cho thấy hóa thạch Graecopithecus có niên đại từ 7.24 và 7.175 triệu năm tuổi - vài trăm nghìn năm trước cả mẫu vật cổ nhất của người tiền sử là Sahelanthropus có niên đại từ 6 tới 7 triệu năm tìm thấy ở Chad (châu Phi).

Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư David Begun cho biết thêm: "Niên đại của mẫu vật cho phép chúng ta dời nhánh người - tinh tinh sang khu vực Địa Trung Hải."

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng những thay đổi lớn về môi trường có thể đã dẫn tới sự tiến hóa của người tiền sử.

3

Hàm dưới được phát hiện ở Pyrgos Vassilissis, Hy Lạp còn răng cối nhỏ được tìm thấy ở Azmaka, Bulgary.

4

Phân tích cho thấy hóa thạch Graecopithecus có niên đại từ 7.24 và 7.175 triệu năm tuổi - vài trăm nghìn năm trước cả mẫu vật cổ nhất của người tiền sử là Sahelanthropus có niên đại từ 6 tới 7 triệu năm tìm thấy ở Chad (châu Phi).

Dựa trên các phân tích địa chất của các trầm tích tại nơi hai hoá thạch được tìm thấy, các nhà nghiên cứu nhận thấy sa mạc Sahara tại bắc Phi hình thành từ 7 triệu năm trước.

Mặc dù cách biệt về mặt địa lý với Sahara, một phân tích uranium, thori và đồng vị chì trong các hạt bụi riêng lẻ cho thấy niên đại từ 0.6 đến 3 tỷ năm và có vẻ như chúng có nguồn gốc từ bắc Phi. Bùn lắng cũng có hàm lượng muối khác nhau cao.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Những dữ liệu này lần đầu tiên chỉ ra rằng cách đây 7,2 triệu năm sa mạc Sahara đã lan rộng, có những cơn bão sa mạc đã vận chuyển những bụi đỏ, mặn đến bờ bắc của Địa Trung Hải".

5

Dựa trên các phân tích địa chất của các trầm tích tại nơi hai hoá thạch được tìm thấy, các nhà nghiên cứu nhận thấy sa mạc Sahara tại bắc Phi hình thành từ 7 triệu năm trước.

Giáo sư Böhme cho biết thêm: "Việc hình thành sa mạc ở Bbắc Phi hơn 7 triệu năm trước và việc đồng cỏ lan rộng đến Nam Âu có thể đã đóng vai trò quan trọng trong việc phân nhánh loài người và tinh tinh."

Bà gọi giả thuyết này là Câu chuyện phương Bắc, gợi nhớ về nhà cổ sinh vật học người Pháp Yves Coppens với lý thuyết Câu chuyện phương Đông của ông.

6

Trước khi sa mạc Sahara hình thành ở bắc Phi, các nhà nghiên cứu tin rằng châu Âu cũng đã là một đồng cỏ rộng lớn

tintuc.vn

Chia sẻ: