Thứ Năm, 12/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

11/08/2014 00:00 351
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ai cũng học! Lúc nào cũng học! Ở đâu cũng học! và Bảo tàng Lịch sử quốc gia như một trung tâm học tập suốt đời

Các hoạt động giáo dục, hoạt động dành cho công chúng của Bảo tàng Lịch sử quốc gia

+ Dành cho trẻ em (học sinh, nhóm trẻ em đi theo gia đình): Bảo tàng Lịch sử quốc gia thường tổ chức các hoạt động như: Tham quan bảo tàng, tham quan kết hợp thi trắc nghiệm, củng cố kiến thức lịch sử; sử dụng những tài liệu, hiện vật bảo tàng vào bài giảng môn Lịch sử ở trường; tổ chức học lịch sử theo chủ đề trong hệ thống trưng bày; tổ chức học mà chơi, chơi mà học trong đó, mô hình hoạt động của Câu lạc bộ Em yêu lịch sử được coi như “đặc sản” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay… Được thành lập và ra mắt ngày 3/2/2007, mô hình này đã hoạt động được hơn 6 năm với hơn 70 buổi cho gần chục nghìn học sinh từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố tham gia như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang…

Học sinh dân tộc thiểu số đến tham quan, học tập tại bảo tàng

• Trong mỗi buổi sinh hoạt, học tập như vậy, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động sau:

Tham quan trưng bày, nghe thuyết minh, hướng dẫn nội dung liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.

Tham gia tìm hiểu lịch sử theo chủ đề thông qua các trò chơi trên máy tính, trò chơi thể chất.

Xem phim, đóng kịch, hùng biện, thuyết trình, văn nghệ…

Hoạt động thể chất, học sinh tập làm chiến sĩ tại bảo tàng

• Để tổ chức một buổi sinh hoạt như vậy, các cán bộ giáo dục Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải tiến hành thực hiện các công việc sau:

Liên hệ, gặp gỡ với Ban giám hiệu, cô giáo ở trường học để trao đổi, bàn bạc, thống nhất nội dung/chủ đề của buổi sinh hoạt và bố trí, sắp xếp lịch học để học sinh có thể tham gia được thuận lợi nhất;

Nghiên cứu, xây dựng ý tưởng nội dung, kế hoạch, kinh phí tổ chức chương trình. Tuy nhiên, dựa trên tình hình thực tế, đôi khi, cán bộ bảo tàng xây dựng nội dung, kế hoạch xong mới tiến hành bàn bạc, thống nhất với phía nhà trường;

Xây dựng nội dung chương trình, phân công thực hiện;

Xây dựng, duyệt nội dung kịch bản;

Chuẩn bị cơ sở vật chất;

Tổ chức chương trình;

Tổng kết, đánh giá.

+ Dành cho thanh niên, tuổi trưởng thành: Bảo tàng Lịch sử quốc gia chủ yếu tổ chức các hình thức: tham quan trưng bày, nghe thuyết minh, hướng dẫn, trao đổi thảo luận, tham dự các buổi thuyết trình chuyên đề…

+ Các đối tượng khác (khách du lịch theo tour, khách tham quan tự do…): hình thức chủ yếu là tham quan, tìm hiểu trưng bày, thưởng ngoạn cổ vật, giải trí, thư giãn…

Đánh giá

- Bảo tàng đối với công chúng: Bảo tàng trở thành địa chỉ giáo dục tin cậy

+ Đối với trẻ em, học sinh: được giáo dục toàn diện (tri thức, kiến thức, truyền thống, cảm xúc lịch sử; thể chất; khả năng tư duy, sáng tạo; ý thức hoạt động tập thể/ kỹ năng làm việc theo nhóm; phát triển ngôn ngữ, khả năng thuyết trình; tính chủ động, tự tin…). Mô hình hoạt động này được học sinh, thày cô giáo và phụ huynh học sinh đánh giá cao và tích cực hưởng ứng.

+ Đối với các đối tượng khách tham quan khác: khi cần xác thực thông tin hoặc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử là họ nghĩ đến bảo tàng. Tài liệu, hiện vật bảo tàng sẽ mang lại cho họ những điều tin cậy nhất.

Bảo tàng - một trung tâm thông tin, một ngân hành dữ liệu: ở đây, họ có thể tìm kiếm, tra cứu những gì liên quan đến lịch sử thuộc mọi lĩnh vực, mọi vấn đề mà họ quan tâm để phục vụ mục đích của mình.

Bảo tàng - nơi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ tri thức, ký ức… đặc biệt là thông qua các sự kiện giao lưu, gặp gỡ, thuyết trình, tọa đàm, hội thảo khoa học, khai trương, khánh thành trưng bày… mà những người làm bảo tàng Việt Nam thường gọi là “ngày hội bảo tàng”

Học viên Học viện Chính trị quân sự tham quan, học tập tại bảo tàng

- Công chúng đối với bảo tàng:

Công chúng đến bảo tàng không chỉ để học tập mà trên cơ sở những tri thức họ thu lượm được trong cuộc sống của mình, họ còn chia sẻ, đóng góp với bảo tàng để bảo tàng sữa chữa, bổ sung cho hoàn thiện hơn và phục vụ công chúng tốt hơn.

Do đó, bảo tàng không chỉ là trung tâm học tập suốt đời mà còn là chủ thể học tập suốt đời.

Vì vậy, hàng năm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia thường tổ chức các hội nghị (giáo dục, du lịch, những người bạn bảo tàng…) để tổng kết, đánh giá kết quả đã đạt được cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục và đưa ra những giải pháp thực hiện chất lượng, hiệu quả hơn.

III. GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TÀNG TRỞ THÀNH TRUNG TÂM HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.

Các giải pháp tôi nêu dưới đây có sự liên kết, quan hệ chặt chẽ với nhau bởi chúng ta thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp thực hiện tốt những giải pháp khác.

3.1. Nghiên cứu nhu cầu công chúng ở từng lứa tuổi, nghiên cứu tâm lý lứa tuổi để xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp.

Đây là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng bởi chúng ta có làm tốt việc này thì mới đảm bảo yếu tố lấy công chúng là trung tâm xây dựng các hoạt động bảo tàng vì mục tiêu phục vụ công chúng, từ đó mới thu hút công chúng đến với bảo tàng. Nhận thức được điều này, nhiều bảo tàng cũng đã quan tâm, thường xuyên thực hiện khá tốt công việc nghiên cứu khách. Tuy nhiên, từ kết quả của công việc nghiên cứu khách để đưa ra những giải pháp thực hiện cụ thể còn gặp nhiều hạn chế cho nên kết quả hoạt động phục vụ công chúng thực sự chưa đạt hiệu quả như các bảo tàng mong muốn.

Từ hoạt động thực tiễn của Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong những năm qua, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm ban đầu:

- Đối với trẻ em: là đối tượng thích những hoạt động mang tính động, thể chất, vui nhộn, sử dụng thiết bị công nghệ… Bảo tàng có thể cung cấp cho các em môi trường văn hóa phong phú và kích thích mọi giác quan của các em, các em có thể vừa trải nghiệm, khám phá với nhiều hoạt động trong chương trình giáo dục của Bảo tàng. Thậm chí, nội dung chương trình giáo dục không chỉ gắn với nội dung trong giáo trình học tại nhà trường mà sẽ được mở rộng ra các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội; các sự kiện, nhân vật lịch sử, giao lưu văn hóa… Đặc biệt, nội dung chương trình không quá tập trung vào tính học thuật, hàn lâm và bắt buộc trẻ em tham gia hoạt động phải học thật nhiều kiến thức.

- Đối với thanh niên, người trưởng thành: là đối tượng thích những hoạt động thể hiện năng lực bản thân, tư duy cá nhân, bình luận, thuyết trình, sử dụng thiết bị công nghệ… Vì vậy, nội dung các chương trình giáo dục cần mang tính định hướng hoặc phục vụ công việc, ngành nghề yêu thích của họ.

- Đối với người già: là đối tượng thích nghe thuyết trình, tọa đàm, xem xét, suy ngẫm, chia sẻ kinh nghiệm, ký ức… Bảo tàng là nơi giúp họ làm sống lại những kiến thức lịch sử, văn hóa mà họ đã tích lũy được và trở thành lớp học lý tưởng giúp họ có thể thể hiện, trải nghiệm, suy ngẫm cả về kiến thức khoa học và cả về thực tiễn, kinh nghiệm cuộc sống. Vì thế, hoạt động giao lưu, gặp gỡ, nói chuyện lịch sử, nói chuyện chuyên đề hồi ức lịch sử… cần được chú trọng.

3.2. Đa dạng hóa các hoạt động bảo tàng phù hợp với từng lứa tuổi

- Đa dạng, phong phú về nội dung, vấn đề, chủ đề, thông điệp trưng bày....

- Đa dạng về hình thức, phương pháp giới thiệu phù hợp đến từng đối tượng công chúng: các chương trình giáo dục, trình diễn, quảng bá… với mục tiêu cuối cùng là làm thế nào để công chúng thấy dễ tiếp nhận nhất những thông tin, tri thức… và thấy ở đó còn nhiều điều cần phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá, học tập…

Trải nghiệm, học sinh tập têm trầu tại bảo tàng

3.3. Tăng cường liên kết và chia sẻ về thông tin, tổ chức hoạt động của các bảo tàng, di tích tạo thành mạng lưới rộng khắp, sức mạnh tổng hợp để có những thành công lớn hơn.

Để phát huy vai trò của một bảo tàng đầu hệ, Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong những năm gần đây đã tích cực phối hợp với các bảo tàng trong và ngoài nước tổ chức thực hiện nhiều hoạt động từ sưu tầm, khai quật, bảo quản, trưng bày cho đến các hoạt động giáo dục, đặc biệt là sự lan tỏa từ mô hình hoạt động Câu lạc bộ Em yêu lịch sử của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

3.4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, cụ thể giữa bảo tàng với các đơn vị/cơ quan giáo dục nhằm thực hiện tốt giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ học đường vì mục tiêu giáo dục và phát triển chung.

Thay cho lời kết, xin đưa ra một vài kết quả cụ thể để tiếp tục khẳng định rằng, “Bảo tàng học mới” mang nhiều chức năng và có rất nhiều tiềm năng cần được khai thác, phát huy phục vụ công chúng. Cụ thể:

Theo kết quả điều tra công chúng của Bảo tàng Lịch sử quốc gia năm 2012 thì có tới 64.5% khách tham quan được hỏi cũng như những góp ý, dòng ghi cảm tưởng của hầu hết khách tham quan bảo tàng đều mong muốn đến tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhiều lần nữa, đặc biệt là sự quan tâm, tìm hiểu thông tin, truy cập website Bảo tàng Lịch sử quốc gia của hàng triệu lượt công chúng… trong thời gian qua đã cho chúng ta thấy rằng, với những tiềm năng vốn có của bảo tàng mà không phải thiết chế văn hóa nào cũng có được cũng như nhu cầu hiểu biết vốn có trong mỗi con người thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói riêng và hệ thống bảo tàng nói chung có quyền tin tưởng và khẳng định rằng, bảo tàng đã, đang và sẽ là một trung tâm học tập suốt đời.

Với mục tiêu trở thành trung tâm học tập suốt đời, bảo tàng Việt Nam nói riêng, hệ thống các bảo tàng nói chung hãy cố gắng làm thế nào để không chỉ thu hút nhiều người đến bảo tàng mà còn thu hút khách tham quan nhiều lần đến bảo tàng (thói quen đến bảo tàng). Để làm được điều đó, trước hết, bảo tàng phải thực sự trở thành một địa chỉ giáo dục tin cậy, một điểm đến hấp dẫn cho mọi đối tượng công chúng.

Ths. Nguyễn Thị Thu Hoan - P.Trưởng phòng GDCC

Tham khảo: Delors, Jacques. 1998. Learning: The Treasure Within. Report to the UNESCO International Commission on Education for the Twenty-First Century. UNESCO. www.unesco.org/delors/delors_e.pdf

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Giới thiệu sưu tập gốm Bát Tràng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Giới thiệu sưu tập gốm Bát Tràng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

  • 11/08/2014 00:00
  • 396

Bát Tràng từ lâu đã trở thành một làng gốm cổ nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía Đông thủ đô Hà Nội, rất thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa. Theo các tài liệu hiện biết làng gốm Bát Tràng được hình thành vào thế kỷ XIII - XIV. Trải qua các thời đại Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và Tây Sơn, đã xuất hiện những sản phẩm gốm Bát Tràng nổi tiếng thuộc dòng gốm hoa lam, hoa nâu, men ngà, men rạn và gốm có minh văn.