Thứ Sáu, 01/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 17:31 452
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về cư dân Thời đại đồ Đá ở phía nam Đông Á đã phát triển kỹ nghệ tiên tiến không kém gì những người láng giềng Châu Âu - điều này thách thức học thuyết tồn tại lâu đời về "2 nền văn hóa".
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về cư dân Thời đại đồ Đá ở phía nam Đông Á đã phát triển kỹ nghệ tiên tiến không kém gì những người láng giềng Châu Âu - điều này thách thức học thuyết tồn tại lâu đời về "2 nền văn hóa".

Những cuộc khai quật tại di tích Dahe ở phía tây nam tỉnh Vân Nam đã thu được những công cụ và nhạc khí bằng đá được chế tác rất tinh vi. Theo Ji Xueping - trưởng nhóm khảo cổ - thì những di vật này không hề thua kém những di vật của nền văn hóa Mousterian đương thời ở Châu Âu.

Di tích Dahe có niên đại vào khoảng từ 44.000 - 36.000 năm cách ngày nay. Từ năm 1998, các đợt khai quật tại di tích này đã cung cấp nhiều hiện vật quan trọng như các công cụ hình mai rùa Levalloisian và phiến hình trụ, công cụ nạo hình bán nguyệt, những công cụ mũi nhọn kiểu Mousterian.

Về mặt kỹ thuật chế tác thì chúng khá giống với nền văn hóa Mousterian ở Châu Âu nơi đặc trưng với những dụng cụ làm bằng đá lửa có niên đại từ 70,000 đến 32,000 năm trước công nguyên.Văn hoá này được đặt tên như vậy sau những đợt nghiên khảo cổ trong hang động Le Moustier, Dordogne của Pháp. Kỹ thuật Levalloisian mô tả phương pháp tu chỉnh ép và được gọi tên theo thị trấn Levallois-Perret của Pháp - nơi phát hiện di tích đầu tiên.

Nhà khảo cổ học Ji của Viện nghiên cứu Khảo cổ và văn vật Vân Nam cho biết: điều này có thể dẫn tới học thuyết "2 nền văn hóa" là không chính xác và đầy đủ như chúng ta đã nghĩ trước đây.

Hơn 60 năm trước, Giáo sư Hallam Movios của trường đại học Harvard đã đưa ra 1 học thuyết phân chia thời kỳ đồ đá thành 2 mức công nghệ riêng biệt.

Học thuyết này cho rằng khu vực Tây Á - Âu và Châu Phi đã có cùng 1 công nghệ tu chỉnh ép, trong khi văn hóa Đông Á đối ngược với những dụng cụ chặt đơn giản và điều này ám chỉ rằng con người nơi đây thiếu thông minh cũng như thiếu khả năng thích ứng hơn láng giềng Châu Phi và Tây Á - Âu.

Huang Weiwen - nhà khảo cổ học của Viện Cổ sinh vật học và Nhân loại sinh vật học thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc - cho biết: Thật đáng ngạc nhiên bởi những đối tượng này lại tương đồng với nền văn hóa Mousterian Châu Âu và không có điểm khác biệt rõ nét nào giữa những dụng cụ bằng đá của Đông và Tây. Điều gây ấn tượng cho tôi, nhất là những công cụ nạo có hình bán nguyệt được làm rất công phu từ đá xilic, với màu xám đen, hình ellip dẹt, và kích thước của 1 con cá. Nó được chế tác công phu như bất kỳ dụng cụ bằng đá nào đã được tìm thấy ở Châu Âu.

Còn ông Ji Xueping thì cho rằng: Dahe là di tích có niên đại cổ nhất của nền văn hóa Mousterian hiện biết ở khu vực phía nam Trung Quốc, còn những di tích văn hóa Mousterian khác thì không quá 30,000 năm tuổi.

Khu vực nổi tiếng nhất của văn hóa Mousterian chính là khu Shuidonggou trong khu tự trị Ningxia Hui được biết đến năm 1923. Nó có niên đại tuổi trẻ hơn khu Dahe hàng nghìn năm tuổi.

Một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm và Xác định niên đại Kỷ thứ tư của đại học Bắc Kinh và Đại học Nam Kinh xác định khu vực Dahe tồn tại ít nhất từ 36,000 đến 44,000 năm trước.

Người ta cũng đã tìm thấy 1 mặt sàn bằng đá nhân tạo với đặc trưng tiêu biểu của thời kỳ đồ đá tại đây. 30m2 sàn động được lát bởi loại đá vôi vàng trắng.

Điều này cho thấy người cổ đã bắt đầu nghĩ tới môi trường và đã cố gắng cải thiện điều kiện sống của mình. Đây là 1 bằng chứng chỉ ra sự phát triển của nền văn hóa Trung kì Đá cũ ở khu vực phía nam Đông Á.

Trương Đắc Chiến dịch

BTLSVN

Chia sẻ: