Thứ Sáu, 20/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

01/09/2016 08:19 812
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
(Phần 2) Hai là, Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm của các nước anh em để đề ra phương châm, hình thức, bước đi thích hợp, tìm ra quy luật riêng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hồ Chí Minh nêu rõ: "Chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những vấn đề đặt ra trước mắt Đảng ta". "Muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo. Chúng ta pải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta".

Đó là chỉ dẫn rất thực tế, cụ thể đồng thời có ý nghĩa sâu sắc về lý luận, phương pháp luận và tư duy, phương pháp lãnh đạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bài “Kết Đoàn” trong buổi liên hoan dạ hội chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 3 của Đảng, ngày 19-9-1960.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Đài tưởng niệm Liệt sĩ Hà Nội, ngày 31-12-1954.

Hồ Chí Minh cho rằng, trong biện pháp, giải pháp, chính sách cụ thể phải sát hợp với đặc điểm, tình hình Việt Nam, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp tỏng xã hội. Không thể làm giống các nước khác. "Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác". Giai cấp tư sản Việt Nam có tinh thần yêu nước, chống đế quốc, "nếu mình thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo, họ có thể hướng theo chủ nghĩa xã hội".

Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng vai trò của con người và vì con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

"Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa".

"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa".

Ba là, Hồ Chí Minh nêu rõ những mục tiêu cần đạt tới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Năm 1956, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

"Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh".

"Chế độ làm khoán là điều kiện của chủ nghĩa xã hội... Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng".

Phải lao động thật sự, có năng suất, chất lượng và kỷ luật mới có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội.

"Khẩu hiệu của chủ nghĩa xã hội là: "Làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, không làm không ăn", làm biếng thì không có ăn, vì vậy ta phải tôn trọng, giữ vững, thi hành nghiêm khắc kỷ luật lao động, cố nhiên là giáo dục, khuyến khích nhưng cũng phải kỷ luật nữa".

Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cũng được Hồ Chí Minh nêu lên cụ thể:

"Chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do... Muốn vậy phải ra sức công tác, ra sức lao động sản xuất".

Tiến lên chủ nghĩa xã hội là không còn phân biệt giữa thành thị và nông thôn, lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động trí óc phải liên hệ với lao động chân tay, lao động chân tay phải có trình độ và biết lao động trí óc. Công nhân, nông dân đều phải có trình độ văn hóa. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh, chủ nghĩa xã hội là mọi người được ấm no, sung sướng, hạnh phúc, được học hành, ốm đau được chữa bệnh, có nhà ở tử tế, trẻ con được nuôi dưỡng, người già, người tàn tật, nghèo khó được chăm sóc, giúp đỡ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chiến sĩ Không quân nhân dân Việt Nam, năm 1964.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hoa phong lan cho các chiến sĩ nữ dân quân Quảng Bình, năm 1968.

Bác Hồ với các thiếu nhi dũng sĩ diệt Mỹ từ miền Nam ra thăm miền Bắc, tháng 3-1969.

"muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công".

Năm 1961, sau khi Đại hội III của Đảng đề ra phương châm: tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

"Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải năm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và của Nhà nước".

PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc(Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng )

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: