Vào giữa thế kỷ 19, nhiếp ảnh gia người Anh - Linnaeus Tripe đã chụp và lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời về đất nước, văn hóa Miến Điện và vùng phía nam Ấn Độ qua hàng loạt những bức ảnh chưa từng được công bố. Hiện nay, bộ sưu tập ảnh này đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Mỹ) từ ngày 24/2/2015 đến ngày 25/5/2015.
Từ năm 1854 đến năm 1860, Tripe đã chụp hàng loạt ảnh về phong cảnh và các di tích văn hóa phía nam Ấn Độ và Burma, Miến Điện (nay là Cộng hòa Myanmar). Dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa Anh, ông đã thực hiện những chuyến đi tới nhiều địa điểm khảo cổ học, các di tích, công trình tôn giáo (một số nơi nay đã bị phá hủy), những nơi hình thành địa chất và các danh thắng. Ông từng được đào tạo là lính vẽ bản đồ nên việc lựa chọn các góc chụp và quan sát rất cẩn thận tới từng chi tiết được ông xem là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, các bức ảnh của ông đều tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thẩm mỹ, khác biệt và nổi trội so với các bức ảnh chụp khi đi du lịch cùng thời.
Dưới đây là một vài hiện vật trong bộ sưu tập trên:
Tháp Gauda-palen (Pugahm Myo, 1855).
Cổng pháo đài Hill Fort (Royacottah, 1857).
Đền Ranganatha Temple (nam Ấn độ, 1858).
Quả pháo sắt Tanjore (Tanjore, 1858).
Tượng Phật Thích ca Mâu ni gần chân cầu Wooden Bridge (Amerapoora, 1855).
Đền trang sức Great Pagoda Jewels (Madura, 1858).
Tháp Signal Pagoda (Rangoon, 1855).
Cửa vào chùa Shwe Zeegong Pagoda (Pugahm Myo, 1855).
Cầu gỗ Wooden Bridge ( Amerapoora,1855).
Cố đô Rangoon, một góc phố (Rangoon, 1855).
Trần Trang (Theo The Guardian, metmuseum)