Thứ Hai, 28/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

11/09/2014 15:34 1617
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Unesco đã quyết định xếp Di sản Potosi của Bolivia vào Danh sách những di sản thế giới bị đe dọa bởi tình trạng khai thác khoáng sản không thể kiểm soát tại đây đã diễn ra liên tục từ nhiều năm.

Thành phố Potosi của Bolivia được thành lập năm 1545. Ngay từ khi mới thành lập, Potosi đã sớm trở thành thành phố giàu có bởi nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào tại đây. Nằm trên những ngọn núi cao, mà ở đó quạng bạc và quạng thiếc có khối lượng lớn, thành phố Potosi vì thế được gọi là “kho tiền”. Núi đá lớn nhất tại khu vực này là núi Cerro Rico, đây cũng là ngọn núi có số lượng quặng được khai thác lớn nhất kể từ khi thành lập Potosi tới nay. Theo tính toán thì có đến 45.000 tần bạc nguyên chất đã được khai thác tại núi Cerro Rico ở Potosi trong khoảng thời gian từ năm 1556 tới năm 1783. Hơn 9.000 tấn trong số đó được chuyển tới Tây Ban Nha. Do lợi nhuận cao, việc khai thác quặng bạc ngày càng được mở rộng, kéo theo đó là tình trạng sụt giảm độ cao của núi và những ảnh hưởng tới khu vực xung quanh.

Di sản văn hóa thế giới thành phố Potosi tại Bolivia.

Mặc dù vậy, việc khai thác quặng tại đây vẫn được tiến hành và không hề có thời gian gián đoạn hay dấu hiệu giảm bớt. Tới năm 1800, các mỏ bạc cạn kiệt, người ta chuyển sang khai thác thiếc và tiếp tục đào bới liên tục tại các núi đá trong thành phố.

Hiện nay tại thành phố này vẫn còn nhiều di tích có giá trị được xây dựng từ thế kỷ thứ 16.

Tuy nhiên nạn khai thác quặng không thể kiểm soát đã và đang là mối nguy hiểm đối với các di tích. Đồng thời đầy nguy cơ sụp đổ của núi Cerro Rico lên quá giới hạn cho phép.

Vào thế kỷ thứ 16, thành phố Potosi với các khu khai thác quặng được coi là khu công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Sự giàu có của thành phố cũng được thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc có giá trị mà một số công trình đó cho đến nay vẫn còn tồn tại.

Năm 1987, cụm các công trình trong thành phố Potosi gồm: Di tích công nghiệp trên núi Cerro Rico, Nhà thờ San Lorenzo, Một số dinh thự của giới quý tộc, Các khu nhà ở của công nhân mỏ…đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ngoài danh hiệu mà Unesco công nhận, Potosi còn được biết đến là một trong tám thành phố cao nhất thế giới. Potosi có độ cao trung bình trên 4.000 so với mặt nước biển bởi nó được hình thành trên các dãy núi.

Đối với các Di sản thế giới được Unesco công nhận đều cần cam kết thực hiện theo Công ước Di sản năm 1972, theo đó các quốc gia sở hữu di sản có trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Mặc dù vậy, kể từ khi được công nhận, tình trạng khai thác quặng tại Potosi không giảm. Điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan chung của toàn khu vực, đồng thời là mối đe dọa với những di tích còn lại hiện nay. Điều nghiêm trọng nhất là nguy cơ sụp đổ của núi Cerro Rico đang bị đầy lên quá giới hạn cho phép.

Unesco đã có những cảnh báo với chính phủ Bolivia cũng như chính quyền thành phố Potosi song thực trạng này vẫn không thay đổi hay có dấu hiệu thuyên giảm. Chính vì thế, trong ngày họp thứ 3 tại phiên họp lần thứ 38 của Ủy Ban di sản thế giới, Unesco đã quyết định xếp Thành phố Potosi vào Danh sách những di sản có nguy cơ bị đe dọa. Việc này là động thái nhằm kêu gọi sự giúp đỡ từ công đồng quốc tế trong công tác bảo tồn di sản đồng thời là lới nhắc nhở đối với quốc gia sở hữu di sản. Thông thường theo quy định của Unesco, các di sản khi bị đưa vào danh sách nguy hiểm thì quốc gia sở hữu di sản đó phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ di sản trước những mối đe dọa. Sau 05 năm, Unesco sẽ tiến hành đánh giá kết quả các hoạt động của quốc giá đó, nếu như không đạt yêu cầu nhiều khả năng Di sản sẽ bị thu hồi danh hiệu.

Lan Hương ( biên tập và dịch từ Unesco.org)

disanthegioi.info

Chia sẻ:

Bài viết khác

Nhật Bản: Những nỗ lực phát huy vị thế văn hóa

Nhật Bản: Những nỗ lực phát huy vị thế văn hóa

  • 10/09/2014 00:00
  • 1899

Nhật Bản là một quốc đảo nằm về phía Đông Bắc của lục địa châu á gần với Trung Quốc. Thời phong kiến, do phương tiện tàu bè chưa tối tân, khoảng cách Biển Đông Trung Hoa và Eo biển Triều Tiên ngăn Nhật Bản với châu Á lục địa, tuy không tạo nên “Thành cao” nhưng đã tạo ra “Hào sâu”- hào sâu tự nhiên đó đã ngăn trở những đội quân xâm lược xung quanh muốn chiếm Nhật Bản. Thế là Nhật gần như biệt lập riêng một sơn hà với Trung Quốc, nơi từng được coi là “Thiên triều”, là mẫu hình thiết chế nhà nước và trung tâm văn hóa quốc tế của cả Đông Á thời phong kiến. Đầu thế kỷ XIX, khi cách mạng công nghiệp thành công ở các quốc gia phương Tây, làm cho phương Tây hùng mạnh trở thành nơi tụ hội của văn minh mới, trong khi đó Nhật vẫn là vùng đảo khu biệt về địa lý, mang đặc thù văn hoá rất riêng so với phương Tây.