Thứ Hai, 28/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/09/2014 22:07 1592
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nam Hán Sơn Thành, Đại Vận Hà, Đền Rani Ki Vav và Con đường tơ lụa là bốn Di sản văn hóa mới được Unesco công nhận trong kỳ họp của Ủy Ban Di sản lần thứ 38 tổ chức hồi tháng 6 vừa qua.

Để có thể được công nhận là Di sản văn hóa, các di sản này đã trải qua những cuộc kiểm tra hồ sơ và xét duyệt, bỏ phiếu của các thành viên Ủy Ban Di sản. Vượt qua nhiều hồ sơ để chính thức trở thành di sản thế giới đã chứng tỏ sự đặc biệt của những di sản này. Chính vì thế ngay sau khi có tuyên bố của Unesco về danh sách những di sản được công nhận, các địa danh này đã trờ thành tâm điểm của dư luận nước sở tại cũng như quốc tế. Hình ảnh về 04 di sản văn hóa mới liên tục xuất hiện và được giới thiệu trên các kênh truyền thông đã hoàn toàn thuyết phục được công chúng bởi sự hùng vĩ cũng như ý nghĩa to lớn mà mỗi di sản chứa đựng. Hãy cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của những di sản văn hóa này:

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa đi qua 3 quốc gia Kyrgyzstan, Trung Quốc và Kazakhantan là một hệ thống nhiều con đường được sử dụng trong các chuyến buôn bán từ hàng nghìn năm trước tại Châu Á. Con đường này được bắt đầu từ Bắc Kinh đi qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazakhantan, Iran, Irag, Hy Lạp..cho đến tận Châu Âu với tổng chiều dài 6.437 km. Di sản này được công nhận không chỉ bởi nó là con đường giao thương nổi tiếng từ hàng nghìn năm trước mà nó còn là một hành trình đưa văn hóa, tôn giáo của các nước đến với nhau. Sự đa dạng văn hóa trong những khu vực mà con đường tơ lụa đi qua cho đến nay vẫn còn được thể hiện rất rõ nét. Bên cạnh đó, những truyền thuyết, những câu chuyện được tạo nên từ con đường tơ lụa này đều trở thành huyền thoại khiến cho nó trở nên bất tử với thời gian.

Nam Hán Sơn Thành

Nam Hán Sơn Thành đã được Chính phủ Hàn Quốc công nhận là di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1963 ngay sau khi Luật bảo tồn di tích văn hóa có hiệu lực. Tường thành dài khoảng 8.000m được xây dựng ở phía Nam để bảo vệ thủ đô Seoul cùng với Bukhansansseong ( Bắc Hán Sơn Thành). Nam Hán Sơn Thành đã được trùng tu vào năm 1624 ( thực tế đây là lần xây lại thành mới trên nền thành cũ có từ năm 661) trong bối cảnh đất nước đang trải qua chiến loạn cũng như đối mặt với sự đe dọa gia tăng từ vùng Mãn Châu. Thành được chia thành hai khu vực là khu vực tường thành và khu vực hành cung. Khu vực hành cung là nơi vua dừng chân nghỉ ngơi trên đường đi.

Đền Rani Ki Vav

Đền Rani Ki Vav được xây dựng trong một thị trấn nhỏ của Gukrata của Ấn Độ. Đền được xây dựng năm 1603 dưới triều đại Solanki Anahiwada. Đền có chiều dài 64 mét, rộng 20 mét và sâu 27 mét, được thiết kế theo lối kiến trúc ngầm 07 tầng, trong đền có vô số các bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo. Không lâu sau khi hoàn thành, ngôi đền đã bị nhấn chìm trong một trận lụt. Mãi đến năm 1980, các nhà khảo cổ học của Ấn Độ mới tìm ra đền và cố gắng khôi phục lại vẻ tráng lệ vốn có của nó. Thiết kế đặc biệt của ngôi đền cùng với những tuyệt tác chạm khắc đã mang lại cho đền một một vẻ lộng lẫy vô cùng ấn tượng.

Đại Vận Hà

Đại Vận Hà là một kênh đào nhân tạo cổ đại được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên và được nối dài trong suốt hàng trăm năm sau đó.. Con kênh lớn này được xây dựng đi qua các tỉnh/thành Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang của Trung Quốc.. Đại Vận Hà bắt đầu ở phía bắc của Bắc Kinh và kết thúc ở phía nam Chiết Giang với tổng chiều dài 1.794 km. Con kênh lớn này là huyêt mạch chính nối giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển lương thực tới Bắc Kinh. Ngoài ra, Đại Vận Hà cũng là cầu nối văn hóa giữa miền bắc –nam, là nhịp nối giao lưu văn hóa của người dân hai miền tại Trung Quốc.

Lan Hương ( biên tập và dịch từ Unesco.org)

http://disanthegioi.info/

Chia sẻ: