Thành nhà Bầu là di tích lịch sử có ý nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ; cung cấp nhiều sử liệu đáng tin cậy để nghiên cứu về lịch sử quân sự, nghệ thuật chiến tranh, xây dựng, kiến trúc thành lũy...
Lễ cắt băng khánh thành miếu thờ Chúa Bầu. (Ảnh: TTXVN)
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia Thành nhà Bầu, ngày 19/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang tổ chức khánh thành di tích miếu thờ Chúa Bầu tại thôn Tân Thành, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Công trình Miếu thờ Chúa Bầu được khởi công xây dựng từ tháng 11/2015, với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ đồng, 100% vốn huy động từ nguồn xã hội hóa.
Miếu thờ Chúa Bầu có diện tích 125m2 mang kiến trúc thời Lê, bố cục hình chữ Đinh, tiền đường có ba gian hai chái, hậu cung có một gian...
Thành nhà Bầu là công trình phòng thủ quân sự do hai anh em họ Vũ là Khánh Bá Hầu Gia Quốc Công Vũ Văn Uyên và An Tây Vương Gia Quốc Công Vũ Văn Mật, từng được Vua Lê phong là Tống binh trấn thủ Tuyên Quang xây dựng thế kỷ XVI, trên khu vực đồi Bông Thượng và đồi Bông Hạ (thuộc thôn Tân Thành, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang).
Tường thành có đặt các bệ súng thần công, sử dụng đạn được làm bằng đá hướng ra sông Lô, trấn giữ thủy lộ từ phương Bắc xuống.
Ngoài thành có sông Lô làm hào ngoài nhằm ngăn cản kẻ địch từ xa...
Với những công lao to lớn xây dựng và giữ thành, hai ông đã được dân làng tôn sùng là Thành Hoàng làng và lập đền thờ tại đây.
Thành nhà Bầu là di tích lịch sử có ý nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ; cung cấp nhiều sử liệu đáng tin cậy để nghiên cứu về lịch sử quân sự, nghệ thuật chiến tranh, xây dựng, kiến trúc thành lũy; đồng thời là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến với Tuyên Quang.
Năm 2014, Khu di tích Thành nhà Bầu đã được xếp hạng di tích Quốc gia./.
(TTXVN)