Thứ Ba, 10/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/08/2008 19:22 1222
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
TT - Sau hai năm có qui chế cụ thể về thành lập bảo tàng tư nhân, VN hiện chỉ mới có hai bảo tàng tư nhân ở Hà Nội và TP.HCM. Khác với không khí háo hức của giới sưu tập cổ vật lúc chuẩn bị có Luật di sản văn hóa, bây giờ chẳng ai đề cập đến việc thành lập bảo tàng tư nhân nữa.

TT - Sau hai năm có qui chế cụ thể về thành lập bảo tàng tư nhân, VN hiện chỉ mới có hai bảo tàng tư nhân ở Hà Nội và TP.HCM.

Khác với không khí háo hức của giới sưu tập cổ vật lúc chuẩn bị có Luật di sản văn hóa, bây giờ chẳng ai đề cập đến việc thành lập bảo tàng tư nhân nữa.

Luật hãy còn xa...

Sự chờ đợi của giới sưu tập - lực lượng chính sẽ thành lập bảo tàng tư nhân - là một cơ chế thoáng, tạo điều kiện cho việc giới thiệu những bộ sưu tập riêng, góp vào bức tranh văn hóa đa dạng của đất nước.


Góc sưu tập đồ cổ của ông Hoàng Văn Cường

Tuy nhiên, hành trình ba năm kể từ khi có Luật di sản văn hóa (2001) đến khi có qui chế thành lập bảo tàng tư nhân (2004) đã không làm được cái cần làm: chuẩn bị cho những điều qui định trong luật được cuộc sống đón nhận một cách thoải mái.

Giới sưu tập tư nhân tại TP.HCM nhận ra ngay một điểm bất khả thi trong thông tư hướng dẫn đăng ký, giám định cổ vật. Theo đó, cán bộ của sở VHTT tỉnh thành sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký cổ vật do các nhà sưu tập đưa đến, và quá trình đăng ký có nội dung giám định niên đại, xác định giá trị từng món cổ vật của mỗi “nhà”. Điều này mang lại những khó khăn.

Trước hết, nếu như vậy thì khối lượng công việc sẽ quá tải vì người người, nhà nhà, những ai có sưu tập đều đem đồ vật lên đăng ký và nhờ cán bộ nhà nước giám định. Khi đó nhân viên chuyên trách việc này tại các tỉnh thành chắc chắn sẽ cần rất nhiều mới làm xong việc.

Nhưng thực tế thì ngược lại, trong hai năm qua chẳng có lấy một hồ sơ của nhà sưu tập nào trên khắp VN được đăng ký cũng như tiến hành giám định cổ vật. Ở Hà Nội, khi Trung tâm UNESCO bảo tồn cổ vật VN đứng ra lập hồ sơ đăng ký cổ vật cho 20 nhà sưu tập cổ vật, làm đầy đủ các thủ tục: chụp ảnh, khảo tả, lên danh mục, cung cấp bản vẽ kiến trúc nhà bảo tàng...

Ở TP.HCM có bảo tàng tranh Đức Minh (31C Lê Quý Đôn, Q.3), và một bảo tàng tư nhân về dụng cụ y khoa đang lập hồ sơ xin phép; Hà Nội cũng chỉ mới có một bảo tàng về nông cụ của ông Trần Phú Sơn ở khu Vân Hồ, còn lại thì những người chơi cổ vật vẫn im hơi lặng tiếng.

Tuy nhiên, suốt hai năm qua số hồ sơ này đang xếp xó ở nhà ông giám đốc trung tâm - nhà sưu tập Đoàn Anh Tuấn. Lý do của việc xếp xó này hơi tế nhị, một là luật qui định những nhà sưu tập đăng ký hiện vật sẽ được giám định miễn phí, nhưng không qui định việc thành lập các bộ phận chuyên môn đảm trách việc này.

Vì vậy, hồ sơ của Trung tâm UNESCO bảo tồn cổ vật quốc gia đưa lên bị trả về với lý do khi nào thành phố thành lập tổ giám định xong thì mới có người giám định. Hơn nữa, nói như một nhà sưu tầm cổ vật, “thời buổi này có ai uống nước lã để đi làm cái việc quan trọng là giám định cổ vật cho anh đâu”.

Quan trọng là quan niệm

“Khối lượng cổ vật, tầm mức quan trọng của bảo tàng tư nhân đến đâu là do công sức, tiền của mỗi nhà sưu tập bỏ ra. Có khi người ta tích cóp mấy đời mới được một bộ sưu tập ưng ý. Nên việc quản lý của Nhà nước, theo tôi, là nên tạo điều kiện tối đa cho tư nhân được hoạt động tốt. Nhà nước cũng nên hỗ trợ giữ gìn an ninh cho khu vực có bảo tàng tư nhân” - nhà sưu tập Hoàng Văn Cường nói.

Trong khi đó, anh Pháp Trọng - một cán bộ mê sưu tập gốm cổ - cho rằng điều quan trọng là quan niệm của người làm luật đối với loại hình bảo tàng tư nhân. Người sưu tập vì đam mê mà bỏ công sức, thời gian, tiền bạc để sở hữu được món cổ vật mình ưa thích. “Chính sự đam mê đó mới khiến cổ vật VN còn giữ được ít nhiều”.

Hình thành bảo tàng tư nhân có nghĩa là cổ vật VN được gìn giữ, được tôn vinh. Theo giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN Phạm Quốc Quân, “bảo tàng tư nhân VN mới ở buổi sơ khai, còn đang vướng các cơ chế”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cũng trăn trở: thành phố này có bộ sưu tập của cụ Vương Hồng Sển là xứng đáng lập bảo tàng tư nhân hơn cả mà bao năm nay vẫn chưa làm được, mặc dù Nhà nước đã rất cố gắng.

Từ suy nghĩ của người chuyên môn đến luật pháp vẫn còn một khoảng cách. Chẳng hạn như với cách qui định “người đứng ra thành lập bảo tàng tư nhân phải am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng”. Điều này khiến giới tư nhân không biết khái niệm “am hiểu” ở đây được hiểu như thế nào?

LAM ĐIỀN


Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài viết khác

Tin về chuyến thăm và làm việc của đoàn cán bộ Bộ Văn hoá Thông tin tại Hàn Quốc và Nhật Bản

Tin về chuyến thăm và làm việc của đoàn cán bộ Bộ Văn hoá Thông tin tại Hàn Quốc và Nhật Bản

  • 22/08/2008 19:10
  • 1203

Để chuẩn bị cho việc xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, từ ngày 22/6 đến ngày 3/7/2006, Đoàn Cán bộ Bộ Văn hoá Thông tin do Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Trần Tiêu- Trưởng ban dự án làm trưởng đoàn đi tham quan, khảo sát và làm việc với một số bảo tàng tại hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản.