Thứ Ba, 10/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/08/2008 19:10 1202
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, từ ngày 22/6 đến ngày 3/7/2006, Đoàn Cán bộ Bộ Văn hoá Thông tin do Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Trần Tiêu- Trưởng ban dự án làm trưởng đoàn đi tham quan, khảo sát và làm việc với một số bảo tàng tại hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản.
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, từ ngày 22/6 đến ngày 3/7/2006, Đoàn Cán bộ Bộ Văn hoá Thông tin do Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Trần Tiêu- Trưởng ban dự án làm trưởng đoàn đi tham quan, khảo sát và làm việc với một số bảo tàng tại hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản.



Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hàn Quốc
Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc đoàn đã đi thăm khá nhiều bảo tàng: Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, Bảo tàng Lưu niệm Chiến tranh Hàn Quốc, Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hàn Quốc, Bảo tàng Lịch sử Seoul…. Trong số các bảo tàng này, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc là bảo tàng mới được xây dựng, rất hiện đại, hàng năm thu hút gần 4 triệu lượt khách tham quan. Đây cũng là bảo tàng đang có những quan hệ trao đổi với Việt Nam, và đặc biệt có trao đổi với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Hiện tại, một cán bộ khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang học tập và làm việc tại đây.
Theo TS Phạm Quốc Quân- Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, thành viên của đoàn cho biết, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc hiện là một trong những bảo tàng hiện đại nhất thế giới, có hệ thống kho tàng mở bằng từ tính, có phòng thí nghiệm được trang bị những máy móc hiện đại, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu của bảo tàng. Nhìn chung, bảo tàng đã tiếp cận được công nghệ trưng bày tiên tiến, với kỹ thuật chuyên dùng, hệ thống trưng bày, chiếu sáng được thiết kế một cách hợp lý. Công tác công chúng, nhất là đối với giáo dục học đường rất được trú trọng. Hệ thống nghe nhìn được khai thác một cách triệt để.



Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản
Sau khi rời Hàn Quốc đoàn đã thăm và làm việc với một số bảo tàng tại Nhật Bản, như: Bảo tàng Quốc gia Nhật Bản, Bảo tàng Khoa học Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Sakura, Bảo tàng Khoa học Nagoya….Trong số này, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên thuộc loại bảo tàng hiện đại bậc nhất, còn Bảo tàng khoa học Quốc gia lại hướng tới công chúng, nhất là đối tượng học đường. Đây là bảo tàng có tính ứng dụng cao, học sinh được thực hành các bài học trên các thiết bị trưng bày ngay tại bảo tàng.

Bảo tàng Khoa học Nagoya- Nhật Bản


TS Phạm Quốc Quân nhận định, hiện tại Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn song song tồn tại hai hệ thống bảo tàng: một loại bảo tàng lâu đời với cách trưng bày truyền thống và một loại bảo tàng mới được cải tạo với nhiều công nghệ được ứng dụng. Điều đó thể hiện trình độ nhận thức của cán bộ bảo tàng và trình độ kinh tế của mỗi nước. Các bảo tàng nói chung rất trú trọng đến vấn đề đào tạo cán bộ chuyên môn, thể hiện tính chuyên nghiệp cao.


Cũng theo TS Phạm Quốc Quân, mục đích chuyến đi này nhằm khảo sát thực tế cơ chế tài chính, tình hình ngân sách đầu tư ban đầu cho các bảo tàng và nhất là hệ thống trưng bày. Trên cơ sở đó, đưa ra bài toán thiết kế cho phù hợp với việc xây dựng một Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam hiện đại.

Thuý Hà

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài viết khác

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Sẽ có nhiều hoạt động phong phú

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Sẽ có nhiều hoạt động phong phú

  • 22/08/2008 19:00
  • 1179

Mặc dù mới bước sang quý III của năm 2006, nhưng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có một kế hoạch trưng bày và sưu tầm dài hơi, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho du khách.