Thứ Sáu, 20/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

23/03/2017 00:00 458
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
"Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các Triều đại Phong kiến" chính là chủ đề của tiết học ý nghĩa mà các "cô giáo" của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia dành cho hơn 100 bạn học sinh của hai lớp 7A3 và 7A4 Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội).

"Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các Triều đại Phong kiến" chính là chủ đề của tiết học ý nghĩa mà các "cô giáo" của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia dành cho hơn 100 bạn học sinh của hai lớp 7A3 và 7A4 Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội).

Trong chuyến tham quan, học ngoại khóa của cô trò trường THCS Giảng Võ vào chiều 23/3, hơn 100 bạn học sinh đã được tham gia một tiết học vô cùng độc đáo mang tính giáo dục cao về các Triều đại Phong kiến của đất nước Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

1

Các em học sinh Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội được các Thuyết minh viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu một số nét về đạo Phật ở nước ta.

Tham gia các hoạt động trong buổi ngoại khóa này, các em học sinh đã được trải nghiệm một giờ học lịch sử thực sự thú vị trong khoảng thời gian 2 giờ đồng hồ. Trong hoạt động đầu tiên, các em học sinh sẽ được các thuyết minh viên giới thiệu một số kiến thức cơ bản của các Triều đại Phong kiến từ thời nhà Ngô đến nhà Nguyễn.

2

Bên cạnh với giới thiệu nguồn gốc lịch sử...

3

4

...các em học sinh còn được giới thiệu về các hiện vật đại diện cho nền văn hóa của các Triều đại Phong kiến qua các thời kỳ.

Sau khi tham quan phòng trưng bày, các em học sinh cùng tham gia một cuộc thi trắc nghiệm ngắn về những kiến thức vừa được học. Sau khi chấm điểm cho từng bài trắc nghiệm, 10 bạn có bài thi tốt nhất sẽ được chọn ra để trao giải ngay sau cuộc thi. Đặc biệt hơn, điểm trắc nghiệm của bài thi này sẽ được gửi về nhà trường, xem như đây là một bài kiểm tra chính khóa của môn lịch sử.

5

Các em học sinh rất thích thú lắng nghe bài dạy của Thuyết minh viên.

6

Sau khi lắng nghe, các em cùng làm một bài trắc nghiệm về kiến thức vừa học.

Chia sẻ cảm nghĩ của mình, em Nguyễn Nhật Minh, Lớp 7A3, Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội cho biết: "Em rất vui khi được tham quan học tập tại tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tại đây, em đã học được rất nhiều điều bổ ích. Em đã có thể tìm hiểu được về lịch sử, quá khá hào hứng của dân tộc, hiểu hơn về sự hy sinh của cha ông ta để có được một Việt Nam tươi đẹp, hòa bình như ngày nay. Qua đó, em thấy mình có thêm động lực và trách nhiệm phải rèn luyện, học tập nhiều hơn nữa để tiếp bước các thế hệ đi trước tiếp tục xây dựng đất nước. Đây thực sự là một tiết học Lịch sử bổ ích nhất từ trước đến nay mà em được học."

7

Các em được tham quan một số phòng trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

8

9

Lần đầu tiên được đến Bảo tàng nên các em học sinh rất thích thú với bề dày lịch sử của từng Hiện vật.

Kết thúc các hoạt động trong nhà, các học sinh của Trường THCS Giảng Võ còn được tham gia 2 trò chơi rất sôi nổi, hào hứng là Bịt mắt đập niêu và Kéo co được tổ chức ngay tại sân của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Được biết, Nghi lễ và trò chơi Kéo co vừa được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

bit-mat-bat-de

11

Trò chơi bịt mắt đập niêu khiến các em học sinh rất hào hứng.

Giờ học lịch sử được Phòng Giáo dục, Công chúng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Ban giám hiệu các Trường học tại Hà Nội tổ chức từ nhiều năm nay theo từng chủ đề lịch sử như, Việt Nam thời kỳ dựng Nước hay, Việt Nam X Thế Kỷ đầu Công nguyên, hay chủ đề Thăng Long- Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử…

keo-co

keo-co

Trò kéo co của các bạn nam cũng diễn ra khá sôi nổi.

Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa góp phần tuyên truyền và giáo dục tới thế hệ trẻ về giá trị lịch sử, truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp các em học sinh say mê hơn với môn học Lịch sử.

Thế Công - Trịnh Tân

toquoc.vn

Chia sẻ:

Bài viết khác

Kho báu trong lăng Thoại Ngọc Hầu: Chiếc móc mùng của bà Vĩnh Tế

Kho báu trong lăng Thoại Ngọc Hầu: Chiếc móc mùng của bà Vĩnh Tế

  • 19/03/2017 00:00
  • 496

Đồ tùy táng trong khu mộ Thoại Ngọc Hầu, bên phần mộ bà Châu Thị Vĩnh Tế (vợ ông Thoại Ngọc Hầu), cạnh các hiện vật khác người ta tìm thấy 8 chiếc móc câu bằng đồng. Đồ tùy táng trong khu mộ Thoại Ngọc Hầu, bên phần mộ bà Châu Thị Vĩnh Tế (vợ ông Thoại Ngọc Hầu), cạnh các hiện vật khác người ta tìm thấy 8 chiếc móc câu bằng đồng.