Thứ Bảy, 07/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/12/2017 19:13 6066
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong kho lưu trữ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia có một hiện vật khá ấn tượng và đẹp mắt. Đó là đôi lọ lục bình bằng gốm sứ Hoa lam của Trung Quốc. Nhìn đôi lọ lục bình, nhiều người sẽ dễ nghĩ nó là đồ dùng của tầng lớp giàu có trong xã hội phong kiến. Nhưng không, nó đã được dùng để cất giấu tài liệu của Đảng chuyển từ nước ngoài về Hải Phòng bằng đường biển vào năm 1932. Đây là một trong những kỷ vật mang đậm dấu ấn gắn liền với những hoạt động cách mạng trong thời kỳ bí mật của đồng chí Nguyễn Lương Bằng.

Trong kho lưu trữ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia có một hiện vật khá ấn tượng và đẹp mắt. Đó là đôi lọ lục bình bằng gốm sứ Hoa lam của Trung Quốc. Nhìn đôi lọ lục bình, nhiều người sẽ dễ nghĩ nó là đồ dùng của tầng lớp giàu có trong xã hội phong kiến. Nhưng không, nó đã được dùng để cất giấu tài liệu của Đảng chuyển từ nước ngoài về Hải Phòng bằng đường biển vào năm 1932. Đây là một trong những kỷ vật mang đậm dấu ấn gắn liền với những hoạt động cách mạng trong thời kỳ bí mật của đồng chí Nguyễn Lương Bằng.

Để mang được tài liệu về nước lúc đó rất khó khăn và nguy hiểm. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng cùng với một số người yêu nước đã phải cải trang làm người buôn đồ cổ từ Hồng Kông, Trung Quốc về Việt Nam trên các chuyến tàu mà đồng chí Nguyễn Lương Bằng thường làm việc và đã giấu những tài liệu bí mật của Đảng vào trong các bình cổ đưa về trong nước. Đây là đôi lọ mà cụ Quản Lan ở Hải Phòng nhờ đồng chí Nguyễn Lương Bằng mua cho và chính nó đã chứa bên trong rất nhiều tài liệu bí mật của Đảng. Lọ cao 79 cm đường kính miệng 29,5 cm, đường kính đáy 24 cm. Hiện bình bị vỡ 1/2 đường kính miệng lọ. Đáy lọ có bốn chữ Cao Đà Phụng Sự"(Phụng sự ông thần làng Cao Đà) là do cụ Quản Lan nhờ đồng chí Nguyễn Lương Bằng đục khắc vào đó để cúng tiến vào đình làng Cao Đà sau khi nó đã làm tròn nhiệm vụ cất giấu tài liệu của Đảng chuyển về trong nước. Sau đó ít lâu (năm 1933), đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã bị địch bắt.

Đôi lọ lục bình đựng tài liệu của Đảng chuyển từ nước ngoài về Hải Phòngbằng đường biển. (Ảnh chụp HV)

Trong đội ngũ những người cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng ta, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một trong những người cộng sản kiên cường và mẫu mực, mãi mãi là một tấm gương cho nhiều thế hệ học tập và noi theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ngày 19-5-1957.

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2/4/1904 tại thôn Đông, nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước. Thời thanh niên, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã từng làm công nhân trên tàu biển chạy tuyến đường Hải Phòng - Quảng Châu. Khoảng cuối năm 1925, đồng chí làm thuê trên một con tàu của quân đội Pháp ở Sa Diện Quảng Châu Trung Quốc - Nơi mà tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã vang vọng một thời. Trong thời gian này, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã gặp Lý Thụy (tức đồng chí Nguyễn Ái Quốc), Hồ Tùng Mậu và một số người Việt Nam yêu nước sinh sống ở Quảng Châu. Bắt đầu từ đây, đồng chí hoạt động cách mạng và đã tham dự lớp huấn luyện chính trị đặc biệt do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại đường Dương Văn Minh, sau đó gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Khoảng thời gian từ tháng 9/1926 đến đầu những năm 1930, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được phái về nước làm nhiệm vụ vận động và tổ chức công nhân ở Hải Phòng, tổ chức đường giao thông Hải Phòng - Hồng Kông để đưa thanh niên trong nước sang Quảng Châu huấn luyện, đồng thời làm nhiệm vụ chuyển sách báo tài liệu bí mật từ nước ngoài về trong nước trong đó có báo Thanh niên, tác phẩm Đường Kách Mệnh của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các tài liệu khác của Đảng từ Quảng Châu về trong nước và từ trong nước ra nước ngoài. Thời kỳ này, đồng chí hoạt động cùng với các đồng chí Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh... Trong suốt quá trình công tác đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một trong những người có vinh dự lớn được nhiều lúc ở bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một cộng sự đắc lực của Người trong sự nghiệp chăm lo xây dựng Đảng đặc biệt là sự nghiệp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ.

Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Lương Bằng, thôn Đông, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Đôi lọ độc bình chính là kỷ vật thiêng liêng mà đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã để lại cho chúng ta. Rất may mắn, trong nhiều năm, nó đã được lưu giữ an toàn trong đình làng Cao Đà, xã Nhân Mĩ, tỉnh Hà Nam và ngày 23/6/1980, đôi lọ độc bình này được bàn giao cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) bảo quản và lưu giữ như một di vật lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta thời kỳ trước và sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Lê Minh Độ (nguyên cán bộ Phòng QLHV)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

  • 21/06/2019 09:04
  • 7623

BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Bài viết khác

Tập chữ ký ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bungari

Tập chữ ký ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bungari

  • 06/12/2017 19:10
  • 5579

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ nhưng anh dũng và thắng lợi vẻ vang của mình, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ quí báu về tinh thần cũng như về vật chất của các nước anh em và bè bạn khắp năm châu như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Cu Ba, Triều Tiên, Mông Cổ, Thụy Điển, Liên Xô, Bungari ...v.v...