Tượng được tạc với tư thế đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, tóc xoắn ốc, khuôn mặt thanh, sống mũi cao. Tượng mặc áo cà sa hở vai trái (y vai trái), tay trong tư thế thuyết pháp. Cho đến nay, khá nhiều pho tượng gỗ có phong cách như trên được phát hiện tại các tỉnh Nam bộ như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An… Bên cạnh việc tượng Phật gỗ được phát hiện phong phú thì trong các thư tịch cổ Trung Quốc cũng cho biết khá nhiều thông tin về Phật giáo Phù Nam như: vào những năm 484, 503, 519… các vua Phù Nam đã phái các nhà sư Ấn Độ hoặc sư Phù Nam mang cống phẩm và tượng Phật đi sứ Trung Quốc...điều đó cho thấy, Phật giáo ở Phù Nam thời kỳ này được coi trọng, phát triển và việc thờ các pho tượng Phật gỗ như vậy đã trở thành đặc trưng của phật giáo Phù Nam thời kỳ này.