Cọc Bạch Đằng, năm 1288, gỗ lim, phát hiện tại sông Chanh, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, năm 1976
Là dấu tích còn lại của trận địa cọc Bạch Đằng trong trận đại thắng quân Nguyên - Mông do trần Hưng Đạo chỉ huy năm 1288. Cọc dài khoảng 1,5m - 3m, màu nâu đen, một đầu dùng để cắm xuống lòng sông, một đầu nhọn có nhiều rãnh nứt song song do nước bào mòn. Ở trận địa, cọc được đóng khi nước thủy triều rút, khoảng cách trung bình giữa các cọc khoảng 0,9m - 1,2m. Ngoài những cọc cắm thẳng đứng, còn có một số cọc cắm nghiêng 45o nhằm mục đích đánh vào những thuyền giặc áp sát bờ. Dựa vào sự nghiên cứu kỹ lưỡng những lợi thế của địa hình, địa thế và con nước thủy triều lên xuống cùng với sự tính toán khoa học, chính xác trận địa cọc đã thể hiện thiên tài quân sự của Trần Hưng Đạo cũng như phương pháp tác chiến, sự sáng tạo trong nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thời Trần.
Tranh: Chiến thắng Bạch Đằng, năm 1288