Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

14/06/2013 10:04 4055
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Báo chí có một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Báo chí là một mặt trận”, “Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”. Vì thế, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở nước ta chưa có một lực lượng nào, một cơ quan nào, một tổ chức nào chủ trương xuất bản báo chí làm cơ quan ngôn luận, làm vũ khí chiến đấu của mình. Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản số đầu tiên vào ngày 21/6/1925. Đây được xem là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam.

Ghi nhớ công ơn của Người đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Bí thư trung ương Đảng quyết định lấy ngày 21/6 làm ngày báo chí Việt Nam. Nhân ngày báo chí Việt Nam hãy cùng nhìn lại bộ sưu tập báo chí cách mạng Việt Nam hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Bộ sưu tập Báo chí cách mạng Việt Nam đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trước năm 1945 gồm 91 đầu báo, tạp chí. Trong đó được chia ra thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là đầu báo, tạp chí xuất bản trước ngày 3/2/1930 (6 tờ); giai đoạn thứ 2 là đầu báo, tạp chí xuất bản sau ngày 3/2/1930 đến năm 1945 (85 tờ).

Báo Thân Ái của Hội Thân Ái do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Thái Lan, số 4, ra ngày 15/11/1928 (Ảnh tư liệu BTLSQG).

Ở giai đoạn thứ nhất gồm có 6 tờ, trong đó có một số tờ tiêu biểu như: báo Thân Ái, cơ quan ngôn luận của hội Thân Ái, chi hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên của Việt kiều ở Thái Lan, do Nguyễn Ai Quốc sáng lập năm 1928; báo Búa Liềm, cơ quan Trung ương của Đông Dương cộng sản Đảng, một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam; báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam hiện nay.

Báo Lao Động, cơ quan của Tổng công hội Bắc kỳ. Số 4, năm thứ nhất, ra ngày 1/11/1929. (Ảnh tư liệu BTLSQG)

Giai đoạn thứ 2 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có lưu giữ tất cả 85 tờ, trong đó được chia thành 4 nhóm.

- Nhóm Báo chí của Trung ương có 7 tờ, bao gồm: báo Tranh Đấu (1930), cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam; báo Cờ Vô Sản (1931), cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương; báo Giác Ngộ, cơ quan binh vận của Đảng cộng sản Đông Dương, sau đổi tên thành Đảng cộng sản Việt Nam; báo Dân Chúng (1938-1938), cơ quan độc lập xã hội chính trị, ta thuê lại chuyển thành báo của trung ương Đảng cộng sản Đông Dương; báo Cờ Giải Phóng (1943-1945), cơ quan tuyên truyền cổ động của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương; báo Sự Thật (1945) cơ quan tuyên truyền của hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

- Nhóm báo chí của các cấp bộ Đảng ở phương, gồm 31 tờ của các địa phương như xứ ủy Bắc Kỳ, xứ ủy Trung Kỳ, xứ ủy Nam Kỳ, cấp liên tỉnh và cấp tỉnh ủy, cấp huyện.

Báo Sao Đỏ, cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Đông Dương khu bộ Hải Phòng. Số 1, ra ngày 15/10/1929 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 12 Cách mạng tháng Mười Nga. (Ảnh tư liệu BTLSQG)

- Nhóm báo chí của các tổ chức quần chúng, đoàn thể do Đảng lãnh đạo gồm có 28 tờ. Tiêu biểu có báo chí của các cơ quan như mặt trận dân tộc phản đế, mặt trận Việt Minh, tổ chức Công đoàn, tổ chức Thanh niên, cơ quan vận động quân nhân.

Báo Tin Tức, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phát hành năm 1938. (Ảnh tư liệu BTLSQG)

Có thời gian tồn tại tương đối dài, do đó không tránh khỏi tình trạng rách, thủng, cũ mờ, mất trang, mất góc…Tuy nhiên được sự chăm chút, kỹ lưỡng của cán bộ chuyên trách thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, mà những đầu báo tạp chí này vẫn được bảo quản một cách cẩn thận. Trở thành một nguồn sử liệu vô cùng quý giá, là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn ở trong và ngoài nước.

Thu Nhuần tổng hợp

Nguồn: Nguyễn Thị Tường Khanh, Thông báo khoa học Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tập 1, Sưu tập báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945 hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tr 94 – 99.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

  • 21/06/2019 09:04
  • 7641

BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Bài viết khác

Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn (1931-1954)

Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn (1931-1954)

  • 13/06/2013 21:43
  • 28822

Tại hệ thống trưng bày thường trực thuộc giai đoạn lịch sử cận- hiện đại của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phần chủ đề “Cuộc kháng chiến chống thực Pháp 1946-1954” hiện đang trưng bày một hiện vật gắn liền với tên tuổi của Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn, đó là khẩu súng trung liên anh đã lấy thân mình làm giá súng trong trận chiến đấu với quân Pháp ở Mường Pồn (Lai Châu, nay thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.