Thứ Ba, 08/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/12/2012 16:35 3199
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong số rất nhiều hiện vật của nhân dân trong và ngoài nước tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng lịch sử Quốc gia đang lưu giữ và bảo quản có một hiện vật khá đặc biệt, đó là cuốn “Sổ ghi cảm tưởng” của quân nhân Âu- Phi trong hàng ngũ Việt Nam kính tặng, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày sinh của Bác tại Việt Bắc năm 1950.

Cuốn “Sổ ghi cảm tưởng” được bọc nhung đỏ ngoài bìa nhưng đã bị sờn và rạn, có kích thước 15 x 21 cm. Những tờ giấy trong cuốn sổ có màu vàng ngà. Trang bìa, góc trên, bên phải thêu chữ bằng chỉ màu vàng “Kính dâng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp lễ chúc thọ lục tuần (19-5-1950)”. Ở giữa bìa cuốn sổ thêu chỉ vàng hình quả địa cầu, bản đồ Châu Phi, một bàn tay cầm bó đuốc và hàng chữ “Quân nhân Âu- Phi trong hàng ngũ Việt Nam”.

Bìa cuốn sổ ghi cảm tưởng của quân nhân Âu- Phi mừng thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh 60 tuổi (19/5/1950)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), có rất nhiều người nước ngoài tình nguyện tham gia hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu vì một mục đích cao cả chính nghĩa, trong đó có một nhóm lính lê dương và Bắc Phi trong quân đội Pháp chạy sang hàng ngũ của ta với số lượng khoảng 1300-1500 người, chủ yếu là binh sĩ và hạ sĩ quan người các nước Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ukraina, Tunisia, Maroc, Angérie…( gọi ngắn gọn là quân nhân Âu- Phi). Một nhóm nhỏ trong số này là những người cộng sản (Ernst Frey- Nguyễn Dân, Erwin Borscher- Chiến Sĩ, Rudy SchrÖder- Lê Đức Nhân…) đã chủ động tham gia Việt Nam ngay từ tháng 9/1945. Với những người nước ngoài tham gia Việt Minh không phải đều là hàng binh. Vì vậy, để tránh gây ngộ nhận, mặc cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên chung cho họ là “người Việt Nam mới”. Phần lớn họ trở thành cán bộ hoặc binh sĩ trong các đơn vị chiến đấu của Quân đội NDVN. Những người có kiến thức quân sự, trực tiếp tham gia trong các ngành chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân giới, tuyên truyền…Ta còn tổ chức những đội gồm cả người Việt Nam và Âu Phi làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, cải trang tập kích các đồn của quân Pháp. Năm 1950, khi chúng ta nhận được sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Trung Quốc, phần lớn các lực lượng này được giải ngũ. Các quân nhân người châu Âu về nước trong những năm 1951-1954, quân nhân Bắc Phi về nước trong thời gian từ 1954-1970 sau khi các quốc gia châu Phi giành được độc lập

Lời cảm tưởng của nhóm quân nhân người Italia gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang đầu cuốn sổ dán một bức ảnh đen trắng chụp một người lính Âu-Phi đang kẻ chữ chuẩn bị cho ngày kỷ niệm. Bên trong cuốn sổ gồm 48 lời cảm tưởng của các quân nhân là người nước ngoài và Việt Nam được viết bằng 4 thứ tiếng: Pháp, Đức, Nga và tiếng Việt.

Lời cảm tưởng của nhóm quân nhân người Đức mừng thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nội dung của 48 cảm nghĩ của 48 con người đều bộc lộ tình cảm chân thành và sự biết ơn sâu sắc tự đáy lòng của mình dù là người I-ta-li-a, người Đức, người Nga hay người Việt Nam mà Bác Hồ đã dành cho họ. 48 cảm tưởng đều mong muốn có một nền hòa bình, để rồi không còn có chiến tranh, không còn có sự chia lìa giữa các dân tộc hay trong mỗi gia đình. Họ đều coi Chủ tịch Hồ Chí Minh như một vị cha già trong đại gia đình các dân tộc đang sống trên hành tinh này.

Đồng chí Trường Chinh chụp ảnh với một nhóm quân hàng binh người châu Âu trong kháng chiến chống Pháp

62 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi xa, Bác Hồ của chúng ta không còn nữa. Cuốn “Sổ ghi cảm tưởng” luôn là một nhân chứng giúp mọi người hiểu thêm về Bác Hồ trong những năm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang gay go quyết liệt.

Trịnh Thị Hồng Thanh

Phòng QLHV

baotanglichsuquocgia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

  • 21/06/2019 09:04
  • 7776

BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Bài viết khác

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (kỷ niệm 65 năm ngày tác phẩm ra đời)

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (kỷ niệm 65 năm ngày tác phẩm ra đời)

  • 08/11/2012 14:34
  • 4820

Cách đây 65 năm, vào tháng 10 năm 1947, tại ATK Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh X.Y.Z.