Thứ Sáu, 01/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/12/2017 23:32 15249
Điểm: 2.33/5 (248 đánh giá)
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, Trung Quốc trong một bầu không khí chính trị thuận lợi.

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, Trung Quốc trong một bầu không khí chính trị thuận lợi.

Lúc đó, Quảng Châu như là trung tâm cách mạng của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Người dân ở đây đang hồn nhiên bộc lộ những tình cảm của mình: “Thật khó mà miêu tả Quảng Châu trong những ngày đó. Ở đây có cái gì tựa như năm 1917 không bao giờ quên ở nước Nga. Tôi luôn có cảm giác rằng ngôn ngữ loài người còn quá nghèo nàn để có thể diễn đạt hết sức mạnh của tình cảm: phẫn nộ và sung sướng, yêu thương và căm giận của quần chúng nhân dân tràn ra trên các đường phố và quảng trường”(1). Hơn thế nữa, Quảng Châu còn là nơi hội tụ của nhiều thế hệ các nhà yêu nước Việt Nam, mà phần lớn trong số đó là người đồng hương Nghệ Tĩnh, từ lớp cách mạng đàn anh như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền đến lớp thanh niên trí thức yêu nước mới xuất dương sang sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đang cố kết lại trong tổ chức yêu nước Tâm Tâm Xã. Sau khi hợp thức hóa công việc của mình trong Đoàn cố vấn chính trị do M.M.Bôrôđin lãnh đạo(2), Nguyễn Ái Quốc tiến hành tiếp xúc với những nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây nhằm xúc tiến chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương mà Quốc tế Cộng sản đã giao. Với sự hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc, tháng 6 năm 1925 một tổ chức cách mạng theo khuynh hướng mác xít đầu tiên ở Việt Nam ra đời - Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nguyễn Ái Quốc xây dựng tổ chức cách mạng này tuần tự theo ba bước: Đầu tiên tổ chức một nhóm bí mật Cộng sản Đoàn làm hạt nhân, tiếp đến thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và cuối cùng đặt nó trong một tổ chức cách mạng thế giới Hi liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á châu do Liêu Trọng Khải, lãnh tụ cánh tả trong Quốc dân Đảng Trung Hoa làm Hội trưởng. Phân bộ Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo và Lê Hồng Sơn giữ con dấu của Phân bộ Việt Nam. Bức điện mật của Toàn quyền Đông Dương Môngghiô gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp cho ta biết thêm điều đó:

“ Bộ thuộc địa, Paris.

1195. Cá nhân và tối mật. Chỉ một mình cá nhân Ngài được đọc.

Trong tổ chức “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á châu” mà tôi đã báo cho Ngài biết trong bức điện số 1016 của tôi ngày 26-7, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành một cuộc vận động vô cùng khôn khéo phù hợp với điều kiện của người An Nam nhằm giáo dục cách mạng cho nông dân và công nhân An Nam và đoàn kết họ chống lại sự thống trị của người Pháp”(3).

Nhà số 13 đường Văn Minh (nay là số 248), Quảng Châu (Trung Quốc) một trong những nơi Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mở lớp huấn luyện chính trị từ năm 1925 đến 1927.

Sau khi thành lập Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đồng thời triển khai hai hoạt động nền tảng về tư tưởng của một tổ chức chính trị: 1) Mở lớp đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị; 2) Xuất bản các phương tiện tuyên truyền.

Báo “Thanh niên”, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu (Trung Quốc), số ra ngày 3-10-1926 (Ảnh chụp báo)

Tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trong bối cảnh đó. Đường Kách Mnh vốn là tập bài giảng mà Nguyễn Ái Quốc biên soạn làm tài liệu giảng dạy cho các khoá huấn luyệnchính trị Quảng Châu mà thực chất là tạo ra những phương tiện tuyên truyền sống. Do nhu cầu của cách mạng, tháng 2 năm 1927 tập bài giảng được Nguyễn Ái Quốc chỉnh sửa và cho xuất bản với tựa đề như ta đã biết. Đường Kách Mnh, tác phẩm quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc được Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á châu xuất bản ở Quảng Châu nằm trong loạt sách giới thiệu về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Bìa cuốn sách được trình bày như sau: dòng chữ trên cùng phía góc trái: “Không phải sách bán”, dưới đó là tên sách viết chữ to Đường Kách Mnh, bên dưới là một đoạn trích trong tác phẩm Làm gì? của V.I. Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Trong vòng tròn là hình người hai tay bị xiềng, một dấu hình bầu dục mà một phần của nó đóng đè lên hình vẽ, giữa hình con dấu là hai dòng chữ Hán, vòng ngoài là dòng chữ Việt: “Bị áp bức dân tộc Liên hợp hội tuyên truyền bộ ấn hành”.

PGS. TS Phạm Xanh

Qúy độc giả muốn biết thêm thông tin vui lòng truy cập vào đường link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=3mS7mPuLTX0&index

Chú thích:

  1. X.A. Đalin. Hồi ký về Trung Quốc (1921-1927) (tiếng Nga), NXB Khoa học, M. 1975, tr.217.
  2. Trong Hồi ký của bà V.V Visơniacôva-Akimôva là cán bộ phiên dịch trong văn phòng ông Bôrôđin hồi đó đã ghi lại một ký ức đẹp về Lý Thụy, một bí danh của Nguyễn Ái Quốc lúc đó: “Tôi vẫn nhớ như in anh có thân hình gầy gầy, không cao lắm, mặc bộ quần áo chúc bâu màu trắng, rộng thùng thình. Anh nói thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông và biết tiếng Nga. Anh đã dạy tôi những bài học vỡ lòng tiếng Việt. Anh thích thú với công việc đó nên anh sẵn sàng dạy tôi bất kỳ lúc nào. Anh sống với chúng tôi rất thân mật nhưng rất kín đáo và chưa bao giờ anh nói với chúng tôi về những việc mà anh đã làm trước kia. Chúng tôi chẳng biết gì về anh ngoài một điều là bọn thực dân Pháp sẽ trao một khoản tiền cho kẻ nào bắt được anh và Chính phủ Quốc dân Đảng Trung Hoa cho anh quyền cư trú chính trị. Trong ngôi nhà của Bôrôđin anh là người nhà”.
  3. Dẫn theo Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. NXBThông tin lý luận, tr 81.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Thạp Đồng Đào Thịnh

Thạp Đồng Đào Thịnh

  • 06/12/2017 23:23
  • 22615

Chiếc thạp nổi tiếng này được phong Bảo vật Quốc gia ngay đợt đầu cùng với 30 Bảo vật khác. Đây là chiếc thạp lớn nhất Việt Nam và có lẽ là lớn nhất thế giới nữa, vì chỉ có nước ta mới có…thạp đồng, hiện vật độc đáo của văn hóa Đông Sơn.