Thứ Sáu, 11/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/12/2017 20:32 6543
Điểm: 1/5 (2 đánh giá)
(Phần 1)Ở mỗi một đất nước, mỗi dân tộc thì bảo vật là đại diện cho những giá trị văn hóa, mỹ thuật đặc sắc, kỹ thuật đặc trưng hay sự đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, và được xem như diện mạo văn hóa của mỗi quốc gia, bởi đó là những thành tựu đặc trưng của cả đất nước trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ấy. Bảo vật đó chính là nguyên khí, là linh hồn văn hóa của dân tộc. Hiện nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ một số lượng lớn các quốc bảo đặc sắc nhất, ưu tú nhất trong cả nước. Mỗi một quốc bảo được lưu truyền lại cho thế hệ mai sau đều mang được đầy đủ những giá trị đại diện cho những tư tưởng lớn, thẩm mỹ tiêu biểu, chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển lịch sử đất nước và con người Việt Nam.

(Phần 1)

Ở mỗi một đất nước, mỗi dân tộc thì bảo vật là đại diện cho những giá trị văn hóa, mỹ thuật đặc sắc, kỹ thuật đặc trưng hay sự đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, và được xem như diện mạo văn hóa của mỗi quốc gia, bởi đó là những thành tựu đặc trưng của cả đất nước trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ấy. Bảo vật đó chính là nguyên khí, là linh hồn văn hóa của dân tộc. Hiện nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ một số lượng lớn các quốc bảo đặc sắc nhất, ưu tú nhất trong cả nước. Mỗi một quốc bảo được lưu truyền lại cho thế hệ mai sau đều mang được đầy đủ những giá trị đại diện cho những tư tưởng lớn, thẩm mỹ tiêu biểu, chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển lịch sử đất nước và con người Việt Nam.

  1. Trống đồng Ngọc Lũ, một tuyệt tác thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc cách ngày nay 2000 đến 2500 năm.

Đây là di vật đứng đầu trong danh sách hiện vật giai đoạn lịch sử cổ đại, tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Trống thuộc loại H1 (theo sự phân loại của học giả người Áo Fr.Herger vào năm 1902) có niên đại 2500 năm cách ngày nay. Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay thì trống đồng Ngọc lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng hài hòa nhất, đề tài trang trí đẹp nhất và phong phú nhất, phản ánh nhiều nét đặc trưng văn hóa của cư dân Lạc Việt. Trống đồng giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt đa dạng của người Việt cổ, vừa là nhạc khí dùng trong nghi lễ, lại là biểu tượng quyền lực của tầng lớp thống trị thời kỳ Hùng Vương dựng nước.

Trống đồng Ngọc lũ là bản thông điệp của quá khứ về giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, nghệ thuật, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, thể chế chính trị, quân sự, tri thức khoa học… thời kỳ dựng nước gửi cho thế hệ mai sau.

Mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Trống đồng Ngọc Lũ.

Hình nhà sàn và hình thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ.

2.Trống đồng Hoàng Hạ

Là chiếc trống đồng H1, còn khá nguyên vẹn có kiểu dáng và hoa văn phong phú được xếp cùng nhóm trống đồng Đông sơn có niên đại 2500 năm cách ngày nay.

Trống đồng Hoàng Hạ là tiêu bản đứng thứ hai chỉ sau trống đồng Ngọc lũ.

Bản ảnh trống đồng Hoàng Hạ.

Bản vẽ mặt trống.

Cảnh giã gạo, hình nhà cầu mùa, nhóm người múa trên mặt trống.

Hình vũ sĩ trên thân trống.

Hình chim bay trên mặt trống.

Hình võ sĩ và tù binh trên chiến thuyền.

3.Thạp đồng Đào Thịnh, một “siêu phẩm” của thời đại Đông Sơn

Thạp đồng Đào Thịnh có niên đại khoảng 2500 năm cách ngày nay, có dáng hình trụ thuôn dần xuống đáy với mật độ hoa văn dầy đặc. Đề tài trang trí trên nắp thạp là 4 cặp trai gái đang giao hợp, trai thì xõa tóc, ngang hông đeo dao găm, đống khố. Gái thì bận váy ngắn. Thân thạp là 6 chiến thuyền mũi cong

Trong bộ sưu tập hiện vật về văn hóa Đông Sơn, ngoài trống đồng và một số nhóm di vật khác như dụng cụ sản xuất, nhạc khí thì thạp còn là một loại hình hiện vật đặc biệt. Thạp đồng Đào Thịnh là chiếc thạp đại diện cho nghệ thuật cổ đại độc nhất vô nhị cả về kích thước, kiểu dáng và đề tài trang trí tiêu biểu của cư dân Việt cổ. Chiếc thạp là bản thông điệu của quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và ý niệm phồn thực của cư dân Đông Sơn khi xã hội chưa có chữ viết.

Bản vẽ thân, nắp và cảnh chiến thuyền trên thạp Đào Thịnh.

4.Về nụ cười bí ẩn hơn 2000 năm của người đàn ông cõng trên lưng cây đèn thần.

Khi một trong những già làng ra đi cách đây 2000 năm, hài cốt của ông được yên nghỉ trong khu mộ cổ Lạch Trường bên bờ biển Đông, ông cũng mang theo sang thế giới bên kia một bí mật. Bí mật đó được chôn vùi dưới lòng đất Thanh Hóa, nhưng nhờ có sự may mắn vào một ngày đẹp trời năm 1935, các nhà khảo cổ đã mở được bí mật của già làng vô danh nọ và bất ngờ đứng trước một ẩn số lịch sử: cây đèn hình người quỳ.

Giáo sư khảo cổ học người Thụy Điển Olov Janse, ông sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước, với tư cách là cộng sự của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO). Là nhà khoa học uy tín, ông đã đi nhiều, chủ trì nhiều cuộc khai quật và đã đưa về bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) những sưu tập hiện vật có giá trị, trong đó có cây đèn hình người quỳ.

Cây đèn được tạo tác theo kiểu hình người đàn ông đang quỳ. Hai vai và trên lưng có ba nhành hình chữ S, mỗi cành đỡ một bát đèn và mỗi cành có hình người nhỏ đang quỳ, tay chắp vía hướng vào nhau. Trên chân của những tượng này có 4 nhạc công. O,Janes cho rằng, bức tượng đồng hình người quỳ là hình ảnh của thần Dyonysos được xuất hiện từ những người chết. Những chiếc đèn trên tượng có thể được xem để thờ thánh trong sự luân hồi của tạo hóa.

Cây đèn đồng Lạch Trường là hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu, độc đáo vào thời kỳ cuối Văn hóa Đông Sơn, có sự giao lưu văn hóa Hán. Cây đèn thể hiện kỹ thuật đúc tài khéo léo và phản ánh cảm quan về vũ trụ của cư dân cổ giai đoạn này.

Cây đèn đồng Lạch Trường.

  1. Tượng hai người cõng nhau thổi khèn

Bức tượng có niên đại 2500 năm. Tượng được giả thiết là khối tượng được gắn trên nắp bình rượu, thể hiện một vũ công đang nhảy múa, sau lưng ôm một nhạc công đang chơi khèn trong lễ hội. Khối tượng tả thực nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp bình dị, bình yên của một xã hội Đông sơn phát triển về mọi mặt.

Tượng hai người cõng nhau thổi khèn là hình ảnh về sinh hoạt âm nhạc dân tộc, được đánh giá là sinh động nhất của nghệ thuật biểu diễn, phản ánh hiện thực nhất trong số những khối tượng được các nhà nghiên cứu phát hiện từ trước đến nay, được coi là một tác phẩn nghệ thuật cổ độc đáo mang tính nghệ thuật biểu diễn như một bản thông điệp của thời đại Hùng Vương dựng nước gửi lại cho thế hệ sau.

Ảnh tượng hai người cõng nhau thổi khèn.

Đây chỉ là con số đầu tiên trong chặng đường hành trình đi tìm Bảo vật của chúng tôi. Sẽ còn rất nhiều những di vật lịch sử, đại diện cho nhiều nền văn hóa của dân tộc sẽ được vinh danh. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của dân tộc, lịch sử đã để lại cho thế hệ chúng ta hôm nay những giá trị truyền thống cả về vật chất và tinh thần tốt đẹp. Truyền thống đó được nuôi dưỡng qua ngàn năm lịch sử. Vinh danh công nhận những giá trị di sản văn hóa quốc gia làm chúng ta càng nâng niu những giá trị vật chất tinh hoa của dân tộc Việt còn đọng lại vĩnh viễn và trường tồn với thời gian.

Đinh Phương Châm - Hoàng Ngọc Chính

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Bảo tàng Lịch sử quốc gia lựa chọn danh mục Bảo vật quốc gia (đợt 4) năm 2015

Bảo tàng Lịch sử quốc gia lựa chọn danh mục Bảo vật quốc gia (đợt 4) năm 2015

  • 06/12/2017 20:22
  • 6220

Theo công văn số 304/DSVN-BT, ngày 02 tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lựa chọn hiện vật để xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 4), căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục công nhận Bảo vật quốc gia và điều 41a luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009. Sau khi họp bàn lấy ý kiến, Hội đồng Khoa học Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã quyết định lựa chọn 03 hiện vật để lập Hồ sơ khoa học đề nghị được công nhận là bảo vật quốc gia: