Thực hiện quyết định số 1225/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể Thao & Du lịch, Bảo tang Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá – Thông tin Quảng Ninh tiến hành khai quật di tích hang Tiên Ông, từ ngày 6/11/2007 đến ngày 31/12/2007.
Thực hiện quyết định số 1225/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể Thao & Du lịch, Bảo tang Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá – Thông tin Quảng Ninh tiến hành khai quật di tích hang Tiên Ông, từ ngày 6/11/2007 đến ngày 31/12/2007.
 |
Hang nhìn từ hướng tây bắc |
Mục đích của cuộc khai quật là nhằm tìm hiểu sâu kĩ hơn tính chất và nội dung văn hoá của di tích, bổ sung thêm nguồn tư liệu về thời đại Đá ở khu vực Hạ Long nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là cơ sở khoa học cho việc lập dự án bảo tồn và phát huy giá trị của hang Tiên Ông, một hang động mang chứa nhiều giá trị tự nhiên và nhân văn độc đáo.
Hang Tiên Ông nằm trên đảo Cái Tai, trong dãy các đảo đá vôi ở phía nam vịnh Hạ Long, cách TP. Hạ Long khoảng 20km về phía nam, cách đảo Cát Bà khoảng 5 - 7km về phía đông. Hang nằm ở sườn phía tây bắc của đảo. Đây là một hang rất rộng và đẹp. Nền hang cao 4 - 5m so với mực nước biển và dốc dần từ ngoài vào trong. Hang rộng khoảng 1000m2, nửa phía ngoài - là nơi được chiếu sáng - phủ đầy trầm tích vỏ nhuyễn thể không kết khối. Hang này đã được nhà khảo cổ học người Thuỵ Điển J.G.Andersson đến nghiên cứu vào năm 1938. Khi đó ông gọi hang này là hang Đục (Grotte du Ciseau). Năm 1997, Hà Hữu Nga (Viện Khảo cổ) cũng đến đây khảo sát và gọi là hang Tiên Ông.
 |
Từ cửa hang nhìn ra ra biển |
Cuối năm 2007, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Ninh đã tiến hành khai quật quy mô di tích này. Cuộc khai quật đã thu được nhiều thông tin quan trọng.
 |
Cảnh khai quật |
Qua 4 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã thu được hơn 2 tấn vỏ nhuyễn thể, một khối lượng lớn xương động vật có vú, hàng trăm hiện vật đá, xương, gốm. Những di tích di vật đó cho phép các nhà khảo cổ đưa ra một số nhận định sau:
- Tại thời điểm con người cư trú tại hang Tiên Ông, khu vực này vẫn là lục địa. Tuy vậy, cư dân ở đây đã ít nhiều có tiếp xúc với biển. Có thể đây chính là tiền đề cho các văn hoá Cái Bèo hay Hạ Long ở giai đoạn sau.
- Về mặt khí hậu, có thể thấy cư dân ở đây sống trong một thời kì nóng ẩm mưa nhiều, tương ứng giai đoạn cuối Pleistocene - đầu Holocene.
- Quần động vật ở đây là quần động vật Hoà Bình.
 |
Hiện vật |
- Bộ công cụ hang Tiên Ông cũng mang dáng dấp của văn hoá Hoà Bình.
- Niên đại của hang khoảng 10.000 - 8.000 năm cách ngày nay.
Trương Đắc Chiến